Năm 2021 sắp kết thúc, đánh dấu một năm đầy khó khăn và biến động đối với nền kinh tế nói chung và ngành F&B nói riêng. Nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa hoặc chuyển hướng kinh doanh, tuy nhiên vẫn còn nhiều hướng đi mới tiềm năng cho ngành F&B trong thời kỳ “bình thường mới”.
Thị trường F&B tại thành phố sau giãn cách xã hội
Dạo một vòng qua những con phố kinh doanh ăn uống sầm uất bậc nhất Sài Gòn như Phan Xích Long, Nguyễn Gia Trí, Bến Thành quận 1 ta thấy một hiện trạng đáng buồn. Hàng loạt cửa hàng đóng cửa hoặc treo biển cho thuê mặt bằng. Sau hơn nửa năm chống chọi với làn sóng biến chủng Delta, hơn 30% doanh nghiệp phải trả mặt bằng.
Nguồn ảnh: Vietnambiz
Nhiều doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh bằng hình thức giao hàng trực tuyến hoặc bán mang về, tuy nhiên chỉ khoảng 50% gian hàng trên các app giao hàng có mở cửa.
Theo Khảo sát của ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ công bố mới đây: ngành Dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, chỉ còn khoảng 4% doanh nghiệp duy trì được hoạt động so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Nguồn: Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân
Nguyên nhân do phong tỏa, giãn cách xã hội kéo dài khiến tất cả các nhà hàng ă uống tại thành phố rơi vào tình trạng “đóng băng”, không được phép hoạt động hoặc hoạt động ở mức độ rất cầm chừng.
Làn sóng “bỏ phố về quê” cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường ngành F&B. Không chỉ thiếu hụt về khách hàng, nhiều doanh nghiệp cũng điêu đứng khi không tuyển dụng được nhân viên khi mở cửa trở lại.
Trước những khó khăn về mặt bằng, doanh thu, điều hành...khi bước sang thời kỳ “bình thường mới”, nhiều doanh nghiệp F&B đã tìm đến hướng đi mới an toàn hơn nhưng cũng đầy tiềm năng.
Dịch chuyển kinh doanh về đô thị tỉnh
Có thể thấy rằng sau làn sóng covid, các “siêu đô thị” như tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, buộc các chủ nhà hàng tại đây thay đổi chiến lược kinh doanh.
Từ tập trung vào nhóm khách tiêu dùng du lịch tiêu dùng cao,các thương hiệu có tên tuổi nay chuyển sang phân khúc khách Việt Nam địa phương, người dân tuy thu nhập trung bình – khá nhưng có nhu cầu ăn uống ổn định và bền vững hơn rất nhiều, đảm bảo tăng trưởng doanh thu bình ổn hơn cho các doanh nghiệp.
(Nguồn: Internet)
Một trong 5 xu hướng phát triển được dự đoán trong đó có xây dựng thương hiệu tại các đô thị tỉnh:
-
Đô thị du lịch nổi danh: Nha Trang, Đà Lạt, Hạ Long, Vũng Tàu, Phú Quốc…
-
Đô thị Tây Bắc và Tây Nguyên
-
Đô thị Tây Nam Bộ
Nguồn: Hội thảo trực tuyến “Các mô hình F&B thời kỳ mới chuyển đổi như thế nào?” - Hiệp hội FBA
Lợi ích khi dịch chuyển F&B về đô thị tỉnh:
-
Kinh phí thấp hơn:
Mặt bằng tại các đô thị tỉnh thường là nhà ở hoặc đất của chính chủ đầu tư, vì thế không bị phát sinh về tiền thuê mặt bằng hàng tháng. Thuế chỉ chiếm chi phí thấp, khoảng 10%-15%.
-
Mặt bằng thoáng đãng, thích hợp với mô hình nhà hàng, quán cà phê không gian mở:
Không thể phủ nhận rằng, mặt bằng ở các đô thị tỉnh rộng hơn rất nhiều so với các thành phố lớn. Có những nơi lên đến hàng nghìn mét vuông. Điều đó thích hợp cho quán cà phê hoặc nhà hàng với không gian mở, kết hợp sân vườn - 1 trong những xu thế mới của ngành F&B.
Quán cà phê Chidori là địa điểm ưa thích của giới trẻ Kiên Giang
>>> Xem thêm quá trình thiết kế, thi công Chidori: https://phongcachmoc.vn/thiet-ke-thi-cong/chidori-coffee-tea-rach-gia-kien-giang-1939.html
-
Giảm thiểu rủi ro: ít ảnh hưởng bởi dịch bệnh
Với mật độ dân số thấp, dân cư tập trung không quá đông nên dịch bệnh dễ kiểm soát hơn so với các thành phố lớn.
-
Nhân lực dồi dào:
Những người lao động chịu thiệt hại bởi covid sẽ không có ý định quay trở lại thành phố trong thời gian tới. Vì thế trái ngược với thách thức thiếu hụt lao động tại thành phố, các tỉnh thành lại có lực lượng lao động trẻ dồi dào và giàu kinh nghiệm.
Nguồn lao động trẻ dồi dài tại tỉnh thành (Nguồn Fanpage Palma - The Garden Café)
>>>Dự án Palma - The Garden Café tại Vũng Tàu do Phong Cách Mộc thiết kế thi công trọn gói: https://phongcachmoc.vn/thiet-ke-thi-cong/thiet-ke-thi-cong-tron-goi-palma-the-garden-cafe-vung-tau-1801.html
-
Thương hiệu có tên tuổi dễ được chấp nhận.
Các thương hiệu có tên tuổi trong ngành F&B có lợi thế rất lớn khi dịch chuyển mô hình kinh doanh về tỉnh. Không chỉ thu hút được một lượng lớn khách hàng thân quen từ thành phố đi du lịch về tỉnh thành mà còn có một lượng khách hàng mới tiềm năng tại địa phương.
Một số mô hình F&B phù hợp khi chuyển về các đô thị tỉnh
Có vô vàn mô hình kinh doanh F&B, tuy nhiên trước khi bắt tay vào dự án CĐT cần nghiên cứu kỹ về thị trường, nhu cầu thị hiếu khách hàng, cân bằng giữa doanh thu và chi phí...Bởi lẽ chi phí mở quán ở các tỉnh thành tuy có thấp hơn nhưng người dân thường ít “chịu chi” hơn khách hàng tại các thành phố lớn.
Lượng khách du lịch thường chỉ tập trung vào mùa cao điểm hoặc cũng bị ảnh hưởng khi giãn cách xã hội. Sở thích của khách hàng địa phương cũng có sự khác biệt khá lớn. Họ thường đi ăn uống cùng bạn bè gia đình vào những dịp cuối tuần, lễ tết chứ không trải đều trong tất cả các ngày trong tuần.
Dưới đây là một số mô hình F&B thích hợp khi CĐT dịch chuyển mô hình kinh doanh về các đô thị tỉnh.
-
Mô hình Cafeteria:
Là các quán cà phê mở, kết hợp phòng máy lạnh, có diện tích lớn phục vụ được lượng khách hàng lớn.
Quán cà phê Dè Cube với mô hình thiết kế không gian mở (Nguồn: Phong Cách Mộc)
-
Mô hình Nhà hàng:
Các nhà hàng thích hợp với đặc điểm của địa phương. Ví dụ nhà hàng lẩu, nướng tại Đà Lạt, nhà hàng hải sản tại Nha Trang.v.v.
Còn gì tuyệt hơn một bữa tiệc nướng nóng hồi thơm lừng giữa tiết trời se lạnh (Nguồn:Fanpage Kokugyu)
-
Fast food:
Các đô thị tỉnh đã dần tiếp xúc và cập nhật những mô hình F&B từ nước ngoài như Fastfood. Đối tượng khách hàng cho mô hình này luôn dồi dào và tiềm năng.
-
Buffet:
Như đã phân tích ở trên, khách hàng tại các đô thị tỉnh thường đi ăn uống với gia đình hoặc nhóm bạn lớn vào dịp cuối tuần lễ tết, vì thế mô hình kinh doanh Buffet là một lựa chọn không tồi.
Nhà hàng Buffet được ưa chuộng tại các thành phố du lịch.
(Nguồn: bietthubiennhatrang.net)
-
Quán bar:
Tại các thành phố du lịch, mô hình quán bar đang phát triển mạnh mẽ. Bởi các quán bar tại tp Hồ Chí Minh thường xuyên bị dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch bệnh, vì thế lượng khách từ các đô thị lớn khi đi du lịch thường sẽ tìm đến các quán bar tại địa phương.
Ngành kinh doanh ăn uống luôn có sự biến chuyển không ngừng, bởi sự tác động của môi trường và nhu cầu luôn đổi đổi thay của khách hàng. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho chủ doanh nghiệp khi muốn dịch chuyển mô hình kinh doanh F&B về các đô thị tỉnh.
Ngoài những mô hình trên, theo bạn đô thị tỉnh sẽ còn chào đón mô hình kinh doanh nào khác, hãy cùng Phong Cách Mộc theo dõi và bắt kịp xu hướng nhé!
Nguồn: Hiệp hội FBA